Cấu tạo và nguyên lý vận hành của động cơ ba pha

Động cơ ba pha có lẽ đây là cụm từ chẳng còn mấy xa lạ gì với chúng ta nữa, bởi thiết bị này được sử dụng rất nhiều ở trong đời sống. Vậy để tìm hiểu kỹ hơn về các cấu tạo, nguyên lý vận hành… của động cơ ba pha nhiều hơn thì ta hãy cùng đến bài viết bên dưới nhé!

Động cơ điện 3 pha

Cấu tạo của động cơ 3 pha gồm những gì ?

Động cơ ba pha có cấu tạo gồm 2 phần chính stato và roto.

·        Phần stato: Được ghép từ các tấm thép kỹ thuật điện mỏng, bên trong thì xẻ rãnh hoặc làm từ khối thép đúc.

·        Phần roto: Là phần quay được ghép từ nhiều thanh kim loại tạo thành 1 cái lồng hình trụ.

Động cơ điện 3 pha kiểu lắp mặt bích

Nguyên lý vận hành của động cơ 3 pha

Những lá sắt trong động cơ 3 pha được dát rất mỏng để giảm thiểu thấp nhất dòng điện xoáy đến mức nhỏ nhất. Động cơ 3 pha có ưu điểm nổi bật nhất chính là có thể tự khởi động. Những thanh dẫn truyền trong rotor của động cơ 3 pha được đặt xiên so với bộ phận trục quay nhằm mục đích tránh sự dao động của mo-men quay trong động cơ 3 pha

Với động cơ 3 pha thay vì sử dụng 1 vòng dây kín đơn giản, 1 rotor lồng sóc đã được sử dụng. Rotor lồng sóc sẽ bao gồm nhiều thanh dẫn ngắn mạch 2 đầu, quá trình này được thực hiện vì có 2 vòng ngắn mạch.

Nếu những thanh dẫn trong động cơ 3 pha được đặt thẳng song song với trục thì sẽ có 1 khoảng thời gian momen quay chuyển động từ cặp thanh dẫn này đến cặp thanh dẫn tiếp theo. Điều này gây ra dao động momen quay trong động cơ 3 pha và làm rotor bị giật, gián đoạn lúc quay. Bằng cách đặt hướng xiên những thanh dẫn rotor, trước khi momen quay của động cơ 3 pha được tạo ra bởi cặp thanh dẫn này bị hết đi thì những cặp thanh dẫn khác cũng đi vào vận hành. Nhờ đó, tránh được quá trình dao động của momen.

Nguyên lý hoạt động của động cơ 3 pha

Nguyên lý vận hành của một động cơ xoay chiều 3 pha là: Lúc ta tiến hành cho dòng điện 3 pha với tần số f đi vào trong 3 dây quấn stator thì ngay lập tức chúng sẽ tạo thành từ trường quay bên trong động cơ 3 pha với tốc độ là n1 = 60f/ p. 

Từ trường quay này nằm bên trong động cơ 3 pha giúp bạn cắt lần lượt các thanh dẫn của dây quấn rotor cùng với cảm ứng của những sức điện động. Tuy nhiên, những dây quấn roto cũng được tiến hành đấu nối kín mạch. Thế nên, sức điện động cảm ứng của động cơ 3 pha sẽ được sinh ra dòng điện ở trong những thanh dẫn rotor. Lúc này, lực tác dụng của từ trường quay cùng với thanh dẫn dòng điện roto sẽ làm roto quay nhanh hơn tốc độ n < n1, đồng thời cùng chiều với n1.

Roto n của động cơ 3 pha luôn luôn có tốc độ quay nhỏ hơn tốc độ vốn có của từ trường quay n1. Nếu như tốc độ quay của bằng nhau thì trong dây quấn roto sẽ không còn tồn tại sức điện động lẫn dòng điện cảm ứng, lực điện = 0.

Hệ số trượt sẽ được tính bằng công thức: s = (n1-n)/ n1

Tốc độ của động cơ 3 pha  là: n= 60f/ p.(1-s) (vòng/ phút)

Ứng dụng của động cơ 3 pha trong sản xuất

Động cơ 3 pha thường được ứng dụng với các thiết bị chủ yếu ở dưới đây:

·        Động cơ thuộc máy bơm nước 3 pha

·        Động cơ thuộc máy phát điện xoay chiều 3 pha

Máy phát điện xoay chiều 3 pha

·        Động cơ thuộc motor giảm tốc

·        Động cơ thuộc motor kéo

Ngoài ra, động cơ 3 pha còn được ứng dụng với một số các ứng dụng khác trong lĩnh vực công nghiệp như:

·        Máy bơm nước 3 phase: Chuyên dùng để cung cấp nước cho các dây chuyền sản xuất, nồi hơi hay các loại tháp tản nhiệt, đặc biệt là trong hệ thống PCCC,...

·        Motor giảm tốc 3 phase: Các dây chuyền sản xuất phân bón hay công nghệ sản xuất sắt thép hoặc motor 3 phase của máy tời trong xây dựng,...

·        Motor kéo 3 phase: Dùng cho động cơ của máy bơm nước nó có tốc độ cao,...

Bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm tại:

Chi tiết vui lòng liên hệ: 0908.993.489

Webside: https://giamtoc3pha.com/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MÁY BƠM TĂNG ÁP MINI 12V GIÁ RẺ

Cách để phân loại motor giảm tốc quay vịt đúng cách

3 CÁCH ĐẤU ĐIỆN 3 PHA 220V CƠ BẢN CẦN BIẾT